Vấn đề “Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng” (REDD) đã được Papua New Guinea và Costa Rica đưa vào chương trình nghị sự UNFCCC trong Hội nghị các bên lần thứ 11 (COP) năm 2005. Lý do đáng chú ý nhất để đạt được sự đồng thuận về REDD là 17,4% tổng lượng phát thải khí nhà kính, và khoảng 20% lượng phát thải CO2 toàn cầu, là từ mất rừng. Do đó, mặc dù có những thách thức lớn, các bên đã đạt được sự đồng thuận lớn về việc UNFCCC nên xem nguồn phát thải này là mối quan tâm của tất cả các thành viên công ước và biến REDD thành một công cụ để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Kể từ đó, REDD đã được đưa vào trong Lộ trình Bali, được COP-13 của UNFCCC phê duyệt.

REDD đã chính thức được mở rộng thành “REDD+” tại những cuộc họp sau đó. REDD+ có nghĩa là giảm phát thải thông qua việc giảm mất rừng và suy thoái rừng, bảo tồn rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường bể chứa các bon của rừng. REDD+ đã được đưa vào trong Hiệp ước Copenhagen tại UNFCCC COP-15 năm 2009; Hiệp ước này đã được nhiều nước thành viên tham gia.

Việt Nam ủng hộ hoàn toàn Hiệp ước Copenhagen1. REDD hiện vẫn đang được thảo luận trong khuôn khổ UNFCCC, nhưng việc thí điểm chủ đề này đã được bắt đầu với sự quan tâm và hỗ trợ tài chính đáng kể từ cộng đồng quốc tế, cả chính phủ, phi chính phủ và xã hội dân sự. Mục tiêu là từ nay đến COP-17 tại Johannesburg vào tháng 12/2011, các quy định, mô hình và hướng dẫn quản lý REDD+ theo một cơ chế giảm thiểu biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ được đàm phán chi tiết đến một mức đủ để cho phép lồng ghép REDD+ vào trong một bộ hiệp định, hy vọng sẽ có được tại COP Johannesburg.

Xem Chi tiết báo cáo