Thời gian gần đây tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở nước ta, đang trở thành vấn đề đáng báo động. Người dân vô tư đốt rừng làm nương dẫn mà không hề quan tâm những thiệt hại về sau.

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở nước ta hiện nay

Thời gian gần đây, tình trạng đốt rừng làm nương rẫy. Biến diện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ thành đất sản xuất ngày một gia tăng.

Theo báo cáo của cục kiểm lâm thì tình trạng đốt rừng làm nương rẫy của người dân ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Do họ khai phá rừng vào ban đêm. Mỗi ngày họ chỉ phá vài mét vuông. Chỉ cần không bị cơ quan chức năng phát hiện. Thì trong một thời gian khá dài khai phá họ sẽ có một diện tích lớn đất rừng thành đất trống. Ở một số nơi khi lực lượng chức năng phát hiện thì cây trồng trên đất đã lấn chiếm lớn. Và cứ như vậy vài năm sau họ tự biến đất lâm nghiệp thành đất của nhà mình.

Giải pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy

Khắc phục những hạn chế của pháp luật

Tiếp tục sửa đổi và bổ sung các quy định của luật bảo vệ rừng. Giúp đáp ứng được phần nào đòi hỏi cần thiết trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi đốt rừng làm nương rẫy, hủy hoại rừng. Tuy nhiên các luật này vẫn còn những thiếu sót nhất định. Do đó, cần tập trung sửa đổi, rà soát bổ sung các quy định của pháp luật. Theo hướng sát với thực tế. Đặc biệt là cần phải cụ thể hóa quy định của pháp luật. Về nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức, cá nhân đã được nhà nước giao đất để trồng rừng. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc quản lý từ trung ương tới địa phương.

đốt rừng làm nương rẫy

Mặt khác, cần ban hành những văn bản quy định cụ thể vai trò và địa vị pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong việc thực hành pháp luật và bảo vệ rừng. Đây không còn là vấn đề mới mẻ nhưng rất cần thiết. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy, vi phạm luật bảo vệ rừng đã diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.

Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước

Chúng ta cần khắc phục những yếu kém trong hoạt động quản lý của nhà nước. Khiến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy đang diễn ra ngày một phức tạp. Cụ thể là các biện pháp sau:

  • Thứ nhất, tăng cường quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và của ngành. Về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng. Ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.
  • Thứ hai, cần phải có sự phối hợp liên ngành trong quản lý, bảo vệ rừng. Cần vận hành bộ máy quản lý một cách thường xuyên, liên tục. Giải quyết nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội hủy hoại rừng.
  • Thứ ba, cần tăng cường quản lý khai thác rừng. Về lâu dài, đề nghị chỉ cho phép các chủ rừng khai thác theo phương án quản lý rừng bền vững được duyệt.

Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội hủy hoại rừng

Do công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong việc bảo vệ rừng chưa đúng mức. Người làm công tác tuyên truyền chưa có nhiều kinh nghiệm và phương hướng phù hợp. Lên việc tuyên truyền việc tránh đốt rừng làm nương rẫy chưa phát huy hiệu quả. Đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa. Chưa nhận được được tính cần thiết của việc bảo vệ rừng. Nên vẫn tiếp tục đốt rừng làm nương rẫy. Có nơi người dân còn tiếp tay cho bọn đầu nậu làm những hoạt động trái phép.

Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về việc bảo vệ rừng. Khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy cho nhân dân. Đặc biệt các trường hợp hủy hoại, đốt phá rừng cần phải được xét xử lưu động tại các khu vực đông dân cư, nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Để tuyên truyền pháp luật tới người dân thông qua việc xét xử. Giúp họ có ý thức chấp hành quy định của pháp luật tốt hơn. Từ đó hạn chế hành vi hủy hoại rừng.

Tin tức về việc đốt rừng làm nương rẫy

Tại khu vực đèo Măng Đen, giáp ranh hai huyện Kon Plông và Kon Rẫy những mảng rừng phòng hộ đầu nguồn đã bị đốt phá, cạo trọc dù cơ quan chức năng đã đóng biển cấm đốt rừng, phát nương làm rẫy.

đốt rừng làm rẫy

Tính tới năm 2016 đã có 12 vụ đốt rừng làm nương rẫy tại những cánh rừng phòng hộ dọc tuyến đường Đông Trường Sơn hướng về huyện K’Bang, gây thiệt hại hơn 3 ha rừng.

Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở khu vực núi Voi

Tình trạng đốt, phá, chặt rừng làm nương rẫy ở rừng phòng hộ tại Núi Voi đang diễn ra rất nghiêm trọng, khiến diện tích của rừng đang ngày càng bị thu hẹp và gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Cụ thể, hai bên sườn đồi dọc đường Hoa Đỗ Quyên nối liền phường 3, tp Đà Lạt và huyện Đức Trọng, nhiều diện tích rừng phòng hộ đang bị người dân đốt, cưa hạ trái phép lấy đất làm nương, những cây thông cao khoảng 15m, có đường kính từ 30 – 70cm gốc bị đốt cháy khô, đốn hạ ngổn ngang dọc sườn đồi, người dân còn cất giấu những cây thông lớn trong vườn hoa màu, cafe để tới khi vắng lực lượng chức năng thì lâm tặc sẽ đốt cháy thành than và vận chuyển ra ngoài rừng để đi tiêu thụ.

Đây là khu vực khá hoang vắng, người dân khu vực này thường lợi dụng lúc vắng người vào ban đêm để đốt, phá rừng do đó lực lượng chức năng sẽ rất khó phát hiện ra. Hàng ngày họ đốt phá cây rừng để lấy thêm đất trồng cafe và cây ăn trái. Cứ như vậy diện tích đất vườn được mở rộng còn rừng của chúng ta thì ngày càng bị thu hẹp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở nước ta hiện nay. Rừng có vai trò rất quan trọng trong đối với cuộc sống của con người, sự phát triển của xã hội cũng như môi trường vì vậy chúng ta cần chung tay góp sức bảo vệ rừng ngay từ hôm nay để tránh xảy ra những thiệt hại đáng tiếc.