Báo cáo này là kết quả lớp tập huấn và nghiên cứu phối hợp về “Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” do Tổ công tác miền núi (UWG), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) tỉnh Kon Tum tổ chức. Lớp tập huấn được tiến hành tại Kon Tum từ ngày 10 đến 24 tháng 3 năm 2001.

Lớp tập huấn nhằm 3 mục đích chính:

  1. Giới thiệu với các cán bộ của Sở KHCN&MT Kon Tum và Gia Lai cùng các thành viên khác tham gia lớp tập huấn các khái niệm và phương pháp nghiên cứu Sinh thái nhân văn và Kinh tế xã hội đã từng được ứng dụng tại CRES,
  2. Phân tích ban đầu về Hệ sinh thái nông nghiệp và thực trạng kinh tế- xã hội vùng Tây Nguyên, lấy ba điểm nghiên cứu làm ví dụ,
  3. Xác định các vấn đề chính cho việc phối hợp nghiên cứu trong tương lai giữa Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (CRES) Đại học Quốc gia Hà Nội, các Sở khoa học, công nghệ và môi trường và trường Đại học của 3 tỉnh Tây Nguyên.

Tham gia lớp tập huấn bao gồm 9 cán bộ của tổ Công tác Miền núi (UWG), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), 25 thành viên đến từ các sở KHCN&MT các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, và một số các tổ chức khác (Danh sách các thành viên tham gia lớp tập huấn kèm theo).

Chương trình lớp tập huấn được chia làm 3 phần:

  • Phần I:  Các bài giảng và thảo luận về khái niệm và phương pháp nghiên cứu Sinh thái nhân văn, lấy phân tích cấu trúc hệ thống và phát triển bền vững làm cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu hệ sinh thái nhân văn Tây Nguyên.
  • Phần II: Đi thực tế thu thập số liệu tại 3 thôn: Yang Roong (xã Đắk Cấm) và Klau Klảh, Ya Hội (xã Ya chim) ở Kon Tum làm  ví dụ.
  • Phần III: Phân tích số liệu và trình bầy kết quả nghiên cứu thực địa, xác định các vấn đề cơ bản cho khả năng nghiên cứu phối hợp trong tương lai ở  Tây Nguyên.

Tuy đã cũ nhưng theo tôi thông tin trong báo cáo này rất có ích cho những người đang học và tham gia nghiên cứu về Sinh thái nhân văn cũng như những phương pháp điều tra về xã hội học cơ bản cả lý thuyết lẫn thực hành. Là tập hợp các kết quả nghiên cứu của 25 học viên và 7 cán bộ của nhóm nghiên cứu miền núi thuộc Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

Xem báo cáo chi tiết.