ThS. Nguyễn Doãn Hương

Sở Văn hoá Thông tin Nghệ An

I. Vài nét về các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An

Nghệ An là một tỉnh vào loại lớn nhất của cả nước; tỉnh có miền núi chiếm 3/4 diện tích tự nhiên của tỉnh – Là nơi cư trú của 6 tộc người, nơi có nhiều tài nguyên sinh học, khoáng sản có giá trị và có vai trò quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh nhà.

Theo số liệu điều tra dân số năm 1989 – 1999, ngoài bộ phận người Kinh, ở miền núi Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số, xét theo số lượng cư dân từ cao xuống thấp là: Dân tộc Thái có 265.591 người, gồm 3 nhóm: Thái địa phương, Thái Tày Mường (còn gọi là Thái Hàng Tổng), Thái Mán Thanh và Thái Tày Kháng.

Các nhóm nói trên đều cư trú xen cài trên 9 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu, Quế Phong, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn và 3 xã của huyện Quỳnh Lưu.

Đồng bào Thái ở Nghệ An tự gọi mình là “Pú Táy”, có vùn gọi là “Cốn Táy”. Dân tộc thổ có 56.262 người gồm 5 nhóm: Cuối, Kẹo, Họ (còn gọi là Mon Ha), Đan Lai – Lý Hà và Tày Poọng. Các nhóm: Cuối, Kẹo, Họ cư trú ở 3 huyện phía bắc là: Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp. Các nhóm: Đan Lai, Lý Hà và Tày Poọng cư trú ở 2 huyện phía nam là Con Cuông và Tương Dương. Các nhóm Thổ nói trên không những cư trú biệt lập và cách xa nhau mà phần lớn phong tục tập quán cũng khác nhau, đặc biệt là không hiểu được tiếng nói của nhau để giao tiếp. Việc xếp các nhóm trên vào một dân tộc, đồng bào không thoả mãn lắm. Đây là một thực tế cần được quan tâm đúng mức.

Dân tộc Khơ Mú có 24.305 người, dân tộc H’Mông có 22.747 người. Cả 2 dân tộc này có mặt ở các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Còn 307 người dân tộc ơ Đu hiện còn cư trú ở một vài xã ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương.

Nhìn một cách tổng thể bức tranh cư trú, ta thấy các dân tộc thiểu số ở Nghệ An cư trú trên 3 vùng cảnh quan với các đặc thù và sắc thái khác nhau: Vùng thấp, thung lũng, vùng rẻo giữa và vùng rẻo cao. Vùng thấp – thung lũng là nơi cư trú tập trung của các dân tộc Thái với kinh tế truyền thống ruộng nước và nương rẫy. Vùng cảnh quan rẻo giữa là địa bàn cư trú của các dân tộc Khơ Mú, Thổ. Vùng rẻo cao là nơi cư trú của các dân tộc H’Mông, ơ Đu. Tính phong phú và đa dạng trên của bức tranh tộc người, cũng là sự đa dạng của hoạt động kinh tế của các loại hình tổ chức xã hội cổ truyền trong các điều kiện môi trường tự nhiên khác biệt mà nó đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội, nhất là sự phát triển về văn hoá.

Bài viết này chỉ đề cập một số khía cạnh về quá trình phát triển và biến đổi văn hoá của các tộc người thiểu số ở miền núi của tỉnh trong thập kỷ của thời kỳ đổi mới, của văn hoá và phát triển.

Xem chi tiết file